Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Các vấn đề khi mua và sử dụng SSD

Việc lựa chọn SSD không đơn giản như ổ cứng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

* Sơ lược về SSD
Hầu hết các SSD bán trên thị trường đều được cấu tạo từ những con chip flash NAND, do đó SSD có những ưu điểm vượt trội như khả năng chống sốc tốt và ít bị hư hỏng hơn, trọng lượng nhẹ hơn. SSD chạy bằng tín hiệu điện nên tốc độ sẽ nhanh, nhiệt độ tỏa ra ít hơn và tiết kiệm điện năng, hầu như không rung khi vận hành. Nhưng SSD cũng có vài khuyết điểm là do những con chip này đều có một “tỉ lệ chịu ghi” nhất định (số lần ghi giới hạn) quyết định tuổi thọ SSD. Ngoài ra, giá thành khá cao.

* Hiệu năng
- Tăng tốc truy xuất dữ liệu: ngoài việc khởi động/tắt (start/shut down) HĐH nhanh hơn, việc truy xuất đến các ứng dụng cài đặt, mở chương trình Word, Excel, Visual Studio, SQL, Photoshop… nhanh hơn nhiều. 
- Phát huy hết băng thông USB 2.0/ 3.0: có thể nói bất cứ ai dùng máy tính đều biết đến USB, bạn có thấy mặc dù băng thông trên lí thuyết của USB 3.0 là 5Gb/s (khoảng 625MB/s) nhưng khi chép dữ liệu, hình ảnh, phim HD thì tốc độ chỉ đạt ở mức vài MB/s, có khi lên đến 20 – 30MB/s (với USB 2.0 thì tốc độ lại chậm hơn nhiều), trong khi máy tính mà bạn đang dùng được trang bị công nghệ mới nhất và đắt tiền. Bạn có thắc mắc không? Câu trả lời nằm chính ở cái HDD. Khi thay SSD, tốc độ sao chép dữ liệu qua giao tiếp USB sẽ cải thiện nhiều. Bản thân người viết đã thử copy một bộ phim HD 720p có dung lượng 4.4GB từ SSD qua HDD Box Sharkoon Quickstore USB 3.0 (gắn HDD Hitachi 500GB SATA2 5400rpm) tốc độ duy trì ở mức 70 - 80MB/s, khi chép qua USB Scandisk 2.0 thì tốc độ duy trì ở mức 15 - 20MB/s.
- Tiết kiệm năng lượng: với mức tiêu thụ điện khoảng 3W (xét SSD dùng giao tiếp SATA2, SATA3), SSD cũng là một giải pháp nhằm cải thiện thời gian sử dụng pin cho laptop. Khi thay SSD, ở chế độ Battery Saving (Power Saver, độ sáng ở mức thấp nhất) và để idle, laptop ASUS K43SJ có thời gian idle lên đến gần 5 giờ so với trước đây là khoảng 4,5 giờ.

* Nâng cấp SSD khi nào?

Khi cần tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh. Trước đây, nâng cấp CPU, card đồ họa, RAM thường là một trong những giải pháp để cải thiện tốc độ. Khác với desktop, đối với CPU laptop thì lời khuyên là không nâng cấp, bởi nó phụ thuộc nhiều lí do: độ mỏng, khả năng tản nhiệt của laptop có giới hạn nên việc nâng cấp CPU mạnh hơn đương nhiên sẽ tỏa nhiệt nhiều hơn và làm máy nóng hơn, đôi khi gây mất ổn định… Do đó, việc nâng cấp CPU laptop là điều khó thực hiện được. Nâng cấp bộ nhớ RAM thì chỉ cải thiện hiệu năng khi bạn chạy nhiều ứng dụng, game chiếm nhiều bộ nhớ. Vậy giải pháp cuối cùng nằm ở ổ cứng. Khi thay HDD bằng SSD, bạn sẽ nhận thấy tốc độ truy xuất của máy cải thiện, nhưng không cải thiện các tác vụ xử lý video, game (chẳng hạn như không cải thiện số khung hình khi chơi game) hoặc những tác vụ đòi hỏi khả năng xử lý của CPU/ card đồ họa.

* Hiểu các thông số kĩ thuật của SSD
Vì mục tiêu giá thành và chất lượng, trên thị trường có rất nhiều loại SSD được chia ở các mức khác nhau như cao cấp, tầm trung, phổ thông, tất nhiên hiệu năng của SSD sẽ khác nhau khiến cho bạn “rối tung” nếu không rành về SSD. Như vậy, trước khi chọn mua SSD thì bạn phải biết hiệu năng của SSD đó là như thế nào, bạn cần căn cứ vào thông số kĩ thuật mà nhà sản xuất cung cấp. 
Sản phẩm này thường có khá nhiều thông số, bạn chỉ cần quan tâm những thông số quan trọng dưới đây:

- Giao tiếp (interface): với SSD, người dùng có đến 4 sự lựa chọn: SATA2, SATA3, PCI-Express, USB 3.0 (sẽ đề cập trong phần chọn mua SSD)
- Tốc độ đọc/ ghi tuần tự tối đa (Max Sequential Read/Writes): các con số 550MB/s, 520MB/s, 450MB/s có lẽ rất “hấp dẫn” đối với người mua vì nó đơn giản, dễ hiểu, và đây chính là chiêu mà hầu hết các nhà sản xuất đưa ra để marketing sản phẩm của họ. Nhưng trên thực tế, hầu như tốc độ không thể đạt được những con số này (kể cả những phép benchmark “vắt kiệt sức” SSD, chép file dung lượng lớn). Do đó, đây là những con số tính trên lí thuyết, bạn chỉ nên tham khảo thôi.
- Tốc độ đọc/ ghi ngẫu nhiên (Random Read/Write) thường tính 4KB: đây mới chính là con số bạn cần quan tâm. Việc phải đọc các tập tin có dung lượng nhỏ như các tập tin hệ thống của HĐH, các cache, cookies của trình duyệt web, các file save game, các file văn bản, tài liệu, hình ảnh, các file *exe, pdf... diễn ra thường xuyên với số lượng rất nhiều. Các thông số IOPS (Input/Output Operations Per Second) lớn hơn đồng nghĩa với việc tốc độ đọc các file nhỏ của SSD cao hơn. Bạn cũng có thể quy đổi thông số IOPS ra chuẩn MB/giây theo công thức sau để dễ hình dung hơn:  IOPS x 4 / 1024 = tốc độ MB/s. Với 75000 IOPs, (75000 * 4)/1024 = 292,9 ~ 230MB/s. Tuy nhiên, đây là những con số tính trên việc đọc các tập tin có dung lượng 4KB mà bạn chỉ có thể tham khảo, vì việc đọc các tập tin ở nhiều mức dung lượng khác nhau thì tốc độ sẽ chênh lệch nhau.
- Các thông số SSD giống nhau: Thành phần bộ nhớ: thông thường các SSD (dùng cho cá nhân) đang bán trên thị trường đều sử dụng MLC – Multi level cell, còn loại dành cho doanh nghiệp thì dùng SLC – Single level cell (ổn định hơn nhưng giá thành cao hơn MLC).
Điện năng tiêu thụ (Power Consumption): thông thường các SSD (dùng SATA2, SATA3) có mức tiêu thụ điện khoảng 3W (trên thực tế thì con số này có thể cao hoặc thấp hơn tùy vào hiệu năng SSD). 
Tính năng đi kèm: tất cả các SSD hiện nay đều hỗ trợ TRIM (cho phép HĐH chủ động thông báo cho ổ SSD biết khối dữ liệu nào xem như không còn được dùng và có thể xóa từ bên trong. Việc này giúp ổ hoạt động hiệu quả hơn và dẫn đến hiệu năng nhanh hơn, đảm bảo tuổi thọ SSD). Mặc định khi cài Windows 7/8 thì TRIM sẽ tự động kích hoạt. Có TRIM, việc giải phân mảnh (defrag) không nên áp dụng cho SSD.

* Kinh nghiệm chọn mua SSD
Sau khi bạn nắm được thông số kĩ thuật, việc còn lại là dựa vào các yếu tố sau đây để quyết định chọn mua SSD:

- Giao tiếp?Hiện tại trên thị trường (chỉ xét ở Việt Nam) người dùng có lựa chọn đến 4 cổng giao tiếp: SATA2, SATA3, PCI-Express, USB 3.0 (ngoài ra còn có 2 giao tiếp Thunderbolt và mSATA). Vậy chọn cái nào đây? 
Với mainboard (hoặc laptop đời cũ) chỉ hỗ trợ SATA2 bạn chọn SSD dùng cổng SATA2, và để phát huy hết hiệu năng của SSD thì giao tiếp SATA3 được quan tâm nhiều nhất, và được sử dụng nhiều nhất.  
Nếu có ý định chọn SSD dùng giao tiếp USB 3.0 thì bạn cần lưu ý: vì băng thông USB 3.0 hiện tại 5Gbit/s (tức tầm 625MB/s) thấp hơn SATA3 6Gbit/s (tầm 750MB/s) nên sẽ bị “nghẽn” băng thông (băng thông USB 3.0 chỉ xoay quanh mức 200MB/s và 180MB/s cho tốc độ đọc/ ghi tương ứng). Vì thế, dùng SSD loại này, khi sao chép/ di chuyển thông qua giao tiếp USB 3.0 sẽ không phát huy hết hiệu năng của SSD được, và điều này càng lãng phí nếu desktop/ laptop của bạn đang dùng HDD (dù đang dùng giao tiếp SATA3 7200rpm). Ví dụ SSD Kingston HyperX Max 3.0. 
Về SSD gắn qua khe PCI Express (hiện tại thì SSD chỉ hỗ trợ PCI-E 2.0) thì giải pháp này chỉ thực sự quan tâm khi desktop của bạn không hỗ trợ giao tiếp SATA3 (trong khi bạn cần tốc độ cao) hay bạn đã dùng hết số cổng SATA3 có trên bo mạch, và loại SSD này hơi hiếm trên thị trường. Công nhận một điều SSD cắm qua khe PCIe 2.0 sẽ cho tốc độ cao hơn nhiều so với SATA3. Ví dụ với SSD OCZ RevoDrive 3: cho tốc độ đọc ghi tương ứng lên đến 1000MB/s và 925MB/s nhưng nó sẽ hao điện nhiều hơn (lên đến 7.5W ở chế độ chờ), phiên bản X2 cho tốc độ đọc ghi lên đến 1500MB/s và 1250MB/s (nhưng trên thực tế thì cũng lên đến tầm 700 - 900MB/s, vậy quá đã rồi(!)). Lưu ý về số làn PCIe, lấy ví dụ mainboard có 2 khe PCIe 2.0, tùy theo nhà sản xuất, bạn sử dụng khe đầu tiên (x16 để cắm card đồ họa) và khe thứ hai thường chạy ở x8/ x4, tuy nhiên theo OCZ thì RevoDriver 3 chỉ cần PCIe 2.0 x4 là đủ nên vấn đề băng thông bạn không cần quan tâm. 
Còn lại hai giao tiếp mSATA và Thunderbolt, bạn không cần quan tâm lắm vì phần lớn các ultrabook có sử dụng SSD làm bộ đệm thì nhà sản xuất mặc định đã gắn SSD qua mSATA (một số bo mạch cao cấp cũng hỗ trợ mSATA). Còn giao tiếp Thunderbolt thì cho tốc độ cao hơn rất nhiều so với giao tiếp USB 3.0 nhưng các thiết bị dùng cổng Thunderbolt còn khá mắc, và chưa thực sự phổ biến (tính đến thời điểm này).
- Quyết định dung lượng và giá cả: Bạn có thắc mắc, cùng là SSD có dung lượng 120GB giao tiếp SATA3: Intel 320 có giá 2 triệu đồng, Intel 520 3 triệu đồng, OCZ Vertex 3 2,8 triệu đồng, thậm chí hơn 8GB: SSD OCZ Vector 128GB giá 3,7 triệu đồng, vì sao giá thành mỗi loại lại khác nhau? Câu trả lời nằm ở thông số kĩ thuật, SSD có giá cao khi dung lượng lớn, tốc độ đọc/ ghi cao, chất lượng tốt hơn. 
Lưu ý, cũng như HDD, những con số 240GB, 180GB, 128GB, 256GB… là nhà sản xuất tính theo hệ thập phân. Nhưng khi lắp vào máy, hệ thống thực hiện phép tính nhị phân nên dung lượng sẽ hiển thị thấp hơn một chút. Ví dụ như SSD Kingmax 240GB, khi lắp vào máy thì Windows nhận 223GB.
- Điều kiện để SSD phát huy hết sức mạnh:
Để SSD phát huy hiệu năng tốt nhất thì:
Mainboard/ laptop hỗ trợ SATA3: với băng thông gấp đôi SATA2, SSD dùng giao tiếp SATA3 là một sự lựa chọn lí tưởng.
CPU phải tầm 4 nhân hoặc 4 luồng trở lên: nếu như bạn có tham khảo các dòng ultrabook thì hầu hết những ultrabook dùng SSD đều trang bị vi xử lý Intel Corei5 hay Corei7 (một số ít dùng Corei3). Còn về desktop thì các vi xử lý Core2Quad, Core2Duo (SATA2) hay Intel Corei, AMD Phenom, AMD FX, AMD Trinity… Sở dĩ phải dùng các CPU 4 nhân/ 4 luồng trở lên là vì các CPU này có hiệu năng tốt hơn, chạy nhanh hơn, đi kèm với SSD là sự chựa chọn lí tưởng. Còn với PC, laptop cũ thì việc lắp SSD có cải thiện tốc độ nhưng không nhiều.

* Nhu cầu sử dụng SSD như thế nào?
Tùy theo nhu cầu sử dụng (thông thường bạn sẽ gặp 3 trường hợp sau) mà bạn hãy quyết định lựa chọn một cái SSD ưng ý:
- Trường hợp 1: chỉ sử dụng SSD. Thông thường giải pháp này được áp dụng cho các laptop chỉ hỗ trợ 1 ổ cứng và bạn quan tâm đến yếu tố trọng lượng của laptop. Theo tôi, nếu chỉ sử dụng SSD thì bạn nên chọn loại có dung lượng trên 180GB (tối thiểu 128GB), bên cạnh chứa HĐH bạn còn chứa nhiều dữ liệu cần thiết. Đối với những bạn thường xuyên di chuyển, việc mang theo một cái ổ cứng di động đôi khi khá cồng kềnh. 
Sau khi thay SSD, vậy còn cái HDD, đừng vứt bỏ. Hãy mua một cái HDD Box (tốt nhất nên chọn loại dùng giao tiếp USB 3.0) để đựng cái HDD đó vào, cắm qua giao tiếp USB 3.0 để sử dụng.
- Trường hợp 2: sử dụng vừa SSD vừa HDD.Đây là giải pháp được đông đảo người sử dụng chọn, SSD dùng để cài HĐH và các phần mềm, game, còn HDD dùng để chứa dữ liệu. Dung lượng thích hợp: 60GB –> 128GB.
- Trường hợp 3: dùng SSD làm bộ đệm. Đâ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét