Về cấu trúc của bản ghost dùng cho máy uefi boot và bản ghost dùng cho máy legacy boot có sự khác nhau như sau:
- Bản ghost dùng cho máy uefi boot phải bao gồm 2 phân vùng chính efi (fat32), phân vùng hệ thống và phân vùng recovery ( nếu có ).
- Bản ghost dùng cho máy legacy boot bao gồm 2 phân vùng chính system reserved (ntfs), phân vùng hệ thống và phân vùng recovery ( nếu có ). Tuy nhiên người làm ghost loại này vẫn thường tích hợp boot vào chung với phân vùng hệ thống cho nên cấu trúc của nó chỉ bao gồm một phân vùng hệ thống duy nhất.
Chủ đề bao gồm 3 phần chính:
- Phần 1: Định dạng lại phân vùng hệ thống, phân vùng efi và phân vùng recovery ( nếu có ). Bung ghost lên phân vùng hệ thống
- Xử lý boot
- Xử lý phân vùng reovery
Phần 1: Định dạng lại phân vùng hệ thống, phân vùng efi và phân vùng recovery ( nếu có ). Bung ghost lên phân vùng hệ thống.
Giả sử tôi muốn ghost lại máy đã cài win 10 trước đó trên hệ thống UEFI-GPT, tôi sử dụng usb boot để boot vào win pe, sau đó tôi tiến hành format 3 phân vùng hệ thống, phân vùng efi và phân vùng recovery
- Với phân vùng hệ thống thì File system để NTFS, đặt tên nhãn tùy thích hoặc để trống cũng được
- Với phân vùng efi File system để FAT32 và phần Volume label ( nhãn ) để trống hoặc đặt tên ví dụ như System cũng được.
- Với phân vùng Recovery File system để NTFS, đặt tên nhãn là Recovery hoặc tên tùy thích.
Đợi cho quá trình bung ghost diễn ra
Phần 2: Xử lý boot
Khi đã bung ghost xong tiếp theo bạn cần xử lý phân vùng boot bằng cách thêm boot vào phân vùng efi, và chúng ta sẽ thêm boot bằng câu lệnh trong cmd
Bật cmd lên gõ lệnh sau:
C:\Windows\System32\bcdboot C:\Windows /s G:
Phần 3: Xử lý phân vùng Recovery
Recovery trên Windows 8 trở lên nếu cài đặt trên hệ thống UEFI Boot sẽ được tách ra một phân vùng riêng, trong phân vùng này lưu tập tin winre.wim có tác dụng khi hệ điều hành gặp xự cố khởi động hệ thống sẽ tự khởi động vào giao diện recovery bằng file này thông qua BCD, trong đó có các tùy chọn sửa chữa, khôi phục
Trước tiên bạn cần tìm file winre.wim trên phân vùng hệ thống, file này được lưu ở một trong hai nơi sau:
C:\Recovery\WindowsRE
C:\Windows\System32\Recovery
Trước tiên trong phân vùng Recovery 450 mb bạn tạo mới một thư mục tên Recovery và trong thư mục Recovery lại tạo mới một phân vùng tên WindowsRE xong copy hoặc di chuyển winre.wim vào đó
Về nguyên tắc bạn có thể kích hoạt phân vùng Recovery này luôn thông qua câu lệnh trong cmd nhưng do trong các bản win 10 pe thường hay bị lỗi cho nên lúc này bạn khởi động lại máy để tiếp tục quá trình cài đặt boot vào desktop
Khi vào đến desktop khởi chạy cmd (admin) sử dụng diskpart kiểm tra phân vùng
diskpart
list volume
Phân vùng này và phân vùng efi mặc định bị ẩn đi do đó bạn cần làm hiện nó lên và đăng ký cho nó một ký tự phân vùng. Như hình trên tôi sẽ sử dụng lệnh sau:
select volume 3
assign letter=R
Tiếp tục sử dụng tiếp 2 lệnh sau:
set id="de94bba4-06d1-4d40-a16a-bfd50179d6ac"
gpt attributes=0x8000000000000001
Thoát diskpart và kích hoạt recovery
exit
C:\Windows\System32\Reagentc /Setreimage /Path R:\Recovery\WindowsRE /Target C:\Windows
Sử dụng lại diskpart và làm ẩn phân vùng đi
diskpart
list volume
select volume 3
remove
Cuối cùng là test kiểm tra màn hình Advanced Options truy cập Settings > Update & security > Recovery > Advanced startup > Restart now
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét