Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Cách thiết lập Windows cài đặt tự động bằng phần mềm WinNT Setup

Nếu bạn không thích cài Windows bằng cách cài đặt truyền thống thì phần mềm WinNT Setup là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn, phần mềm có giao diện đơn giản và tích hợp một số chức năng hay trong khi cài đặt. Nhược điểm của phần mềm là bạn không cài được trực tiếp ngay trên Windows hiện có mà phải cài đặt thông qua Win PE và nếu có cài trực tiếp thì cũng chỉ cài được song song.

Hiểu theo cách đơn giản nếu bạn cài Windows theo cách truyền thống bằng thiết bị boot ngoài bạn phải thiết lập qua 2 bước, bước một thiết lập trong Windows PE dựa trên tập tin boot.wim và bước hai thiết lập tài khoản sử dụng trong màn hình oobe. Phần mềm WinNT Setup sẽ thay thế bước một còn bước hai đều giống nhau khi bạn thiết lập xong Windows khởi động lại và bắt đầu cài đặt chuẩn bị bước thiết lập thứ hai.

22-03-2017%2B12-55-40%2BCH

Như vậy nếu bạn muốn thiết lập cho bước hai tự động đăng nhập bạn phải cấu hình sẵn tập tin trả lời tự động và thiết lập cùng với WinNT Setup trong bước một. Ngoài việc hỗ trợ cài đặt tự động phần mềm còn hỗ trợ thêm drivers trong quá trình cài đặt cùng với một số công cụ tùy chỉnh trong phần Tweaks khá hay.

Công cụ cần có:
  • Bộ cài Windows (ISO)
  • USB Boot Win PE
  • Tập tin trả lời tự động, tải và tham khảo tập tin mẫu tại đây
  • Một số tập tin reg tải tại đây
Dưới đây là các bước thiết lập

1. Cắm usb boot vào máy khởi động vào Win PE

2. Trước khi cài đặt xem quản lý phân vùng

22-03-2017%2B12-28-07%2BCH

Giả sử nếu muốn cài đặt Windows 64 Bit trên hệ thống UEFI Boot cần chuyển đổi cấu trúc ổ đĩa sang GPT ( lưu ý Bios phải bật UEFI Boot lên nhé )

22-03-2017%2B12-29-16%2BCH

Cần cắt ra một phân vùng trống khoảng 200 MB làm phân vùng EFI Boot cho hệ thống

22-03-2017%2B12-30-44%2BCH

Khi cắt xong tắt phần mềm quản lý phân vùng chạy dấu nhắc lệnh cmd gõ lần lượt các lệnh sau để tạo mới phân vùng EFI

diskpart
list disk
select disk 0
create partition efi
format quick fs=fat32 label="System"
assign letter="S"


22-03-2017%2B12-34-50%2BCH

3. Mount bộ cài Windows (ISO) ra ổ ảo

21-03-2017%2B12-16-59%2BCH

4. Chạy phần mềm WinNT Setup, thêm tập tin install.wim, phân vùng boot và phân vùng cài đặt Windows.

22-03-2017%2B12-36-52%2BCH

5. Với tập tin Unattend.xml bạn có thể lưu nó một thư mục ở ổ đĩa khác, thư mục drivers, thư mục reg tweak cũng vậy,

22-03-2017%2B12-42-09%2BCH

Xem thêm bài viết về cách sao lưu driver
6. Truy cập phần Tweaks ở đây đã có sẵn những công cụ tùy chỉnh bạn chỉ cần tích vào thôi, hoặc bạn có thể chọn đường dẫn đến thư mục lưu những file reg

22-03-2017%2B12-49-22%2BCH
7. Bạn để nguyên trong màn hình này cứ thế bấm OK bắt đầu cài đặt

22-03-2017%2B12-51-48%2BCH

8. Khi cài đặt xong bấm OK và khởi động máy hoàn tất quá trình cài đặt

22-03-2017%2B1-08-08%2BCH

Windows sẽ tự động đăng nhập bằng tài khoản mà bạn đã thiết lập sẵn trong tập tin trả lời tự động unattend.xml

Cách triển khai bản ghost win 10 mbr có đuôi .gho trên máy tính có efi firmware boot

Chủ đề này trình bày phương pháp mà kỹ thuật viên hay người dùng có thể triển khai bản ghost mbr trên máy tính có efi firmware boot ổ cứng cấu trúc gpt bằng cách tùy biến và xử lý phần boot trên phân vùng efi sau khi bung ghost lên phân vùng hệ thống.

Về cấu trúc của bản ghost dùng cho máy uefi boot và bản ghost dùng cho máy legacy boot có sự khác nhau như sau:
  • Bản ghost dùng cho máy uefi boot phải bao gồm 2 phân vùng chính efi (fat32), phân vùng hệ thống và phân vùng recovery ( nếu có ). 
  • Bản ghost dùng cho máy legacy boot bao gồm 2 phân vùng chính system reserved (ntfs), phân vùng hệ thống và phân vùng recovery ( nếu có ). Tuy nhiên người làm ghost loại này vẫn thường tích hợp boot vào chung với phân vùng hệ thống cho nên cấu trúc của nó chỉ bao gồm một phân vùng hệ thống duy nhất.
Nếu bạn hiểu rõ về quy tắc và cấu trúc boot của hệ thống thì bạn có thể sử dụng qua lại giữa các bản ghost và hệ thống boot khác nhau.

Chủ đề bao gồm 3 phần chính:
  • Phần 1: Định dạng lại phân vùng hệ thống, phân vùng efi và phân vùng recovery ( nếu có ). Bung ghost lên phân vùng hệ thống
  • Xử lý boot
  • Xử lý phân vùng reovery
Phần 1: Định dạng lại phân vùng hệ thống, phân vùng efi và phân vùng recovery ( nếu có ). Bung ghost lên phân vùng hệ thống.

Giả sử tôi muốn ghost lại máy đã cài win 10 trước đó trên hệ thống UEFI-GPT, tôi sử dụng usb boot để boot vào win pe, sau đó tôi tiến hành format 3 phân vùng hệ thống, phân vùng efi và phân vùng recovery


- Với phân vùng hệ thống thì File system để NTFS, đặt tên nhãn tùy thích hoặc để trống cũng được

- Với phân vùng efi File system để FAT32 và phần Volume label ( nhãn ) để trống hoặc đặt tên ví dụ như System cũng được.

- Với phân vùng Recovery File system để NTFS, đặt tên nhãn là Recovery hoặc tên tùy thích.

Khi đã định dạng xong lúc này bạn chạy phần mềm bung ghost ví dụ như onekey ghost chẳng hạn tìm đến bản ghost có đuôi .gho và restore nó lên phân vùng hệ thống


Đợi cho quá trình bung ghost diễn ra


Phần 2: Xử lý boot

Khi đã bung ghost xong tiếp theo bạn cần xử lý phân vùng boot bằng cách thêm boot vào phân vùng efi, và chúng ta sẽ thêm boot bằng câu lệnh trong cmd


Bật cmd lên gõ lệnh sau:

C:\Windows\System32\bcdboot C:\Windows /s G:


Phần 3: Xử lý phân vùng Recovery

Recovery trên Windows 8 trở lên nếu cài đặt trên hệ thống UEFI Boot sẽ được tách ra một phân vùng riêng, trong phân vùng này lưu tập tin winre.wim có tác dụng khi hệ điều hành gặp xự cố khởi động hệ thống sẽ tự khởi động vào giao diện recovery bằng file này thông qua BCD, trong đó có các tùy chọn sửa chữa, khôi phục


Trước tiên bạn cần tìm file winre.wim trên phân vùng hệ thống, file này được lưu ở một trong hai nơi sau:

C:\Recovery\WindowsRE
C:\Windows\System32\Recovery


Trước tiên trong phân vùng Recovery 450 mb bạn tạo mới một thư mục tên Recovery và trong thư mục Recovery lại tạo mới một phân vùng tên WindowsRE xong copy hoặc di chuyển winre.wim vào đó


Về nguyên tắc bạn có thể kích hoạt phân vùng Recovery này luôn thông qua câu lệnh trong cmd nhưng do trong các bản win 10 pe thường hay bị lỗi cho nên lúc này bạn khởi động lại máy để tiếp tục quá trình cài đặt boot vào desktop


Khi vào đến desktop khởi chạy cmd (admin) sử dụng diskpart kiểm tra phân vùng

diskpart
list volume


Phân vùng này và phân vùng efi mặc định bị ẩn đi do đó bạn cần làm hiện nó lên và đăng ký cho nó một ký tự phân vùng. Như hình trên tôi sẽ sử dụng lệnh sau:

select volume 3
assign letter=R



Tiếp tục sử dụng tiếp 2 lệnh sau:

set id="de94bba4-06d1-4d40-a16a-bfd50179d6ac"
gpt attributes=0x8000000000000001
Thoát diskpart và kích hoạt recovery

exit
C:\Windows\System32\Reagentc /Setreimage /Path R:\Recovery\WindowsRE /Target C:\Windows


Sử dụng lại diskpart và làm ẩn phân vùng đi

diskpart
list volume
select volume 3
remove


Cuối cùng là test kiểm tra màn hình Advanced Options truy cập Settings > Update & security > Recovery > Advanced startup > Restart now

Phát hành công cụ Windows 10 Tweaker sử dụng trong Windows 10

Xin chào các bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows 10. Hôm nay tôi rất vui mừng cho ra mắt công cụ có tên Windows 10 Tweaker với rất nhiều tùy chọn cho mục đích sử dụng. Công cụ được tạo với tập tin bat (batch file) với những kịch bản (scripts) được tạo sẵn và được thiết lập với những câu hỏi dạng (Yes/No) rất dễ hiểu và dễ sử dụng. Công cụ nhỏ gọn không làm ảnh hưởng đến registry và không chiếm tài nguyên hệ thống.


Mật khẩu giải nén: www.blogthuthuatwin10.com
Ngày cập nhật: 28 tháng 6, 2017
Phiên bản: 2.0
Ngôn ngữ: Anh-Việt

Tải về giải nén chọn ngôn ngữ muốn cài đặt tiếng Anh (setup_en), và tiếng Việt (setup_vi). Khi cài đặt tích chọn ô Create a desktop shorcut. Cài đặt xong chuột phải lối tắt của công cụ ngoài desktop chọn Properties > Advanced...> tích vào ô Run as administrator > OK > Apply > Continue > OK.

Công cụ Windows 10 Tweaker bao gồm 18 tùy chọn chính:
  1. Get-AppxPackage
  2. Remove-AppxPackage
  3. Add-AppxPackage
  4. Get-AppxProvisionedPackage
  5. Remove-AppxProvisionedPackage
  6. Remove-Package
  7. Enable Windows Features
  8. Disable Windows Features
  9. Start Service
  10. Stop Service
  11. Enable Tweaks
  12. Backup Drivers
  13. Disk Cleanup
  14. System Restore
  15. Uninstall Software
  16. User Account Management
  17. Exit the program
  18. Restart the computer
Một vài hình ảnh

Giao diện Menu chính bao gồm 18 tùy chọn

2017-06-28_14-49-06

Tùy chọn 1 xem danh sách ứng dụng mặc định và ứng dụng được tải về từ Store không bao gồm ứng dụng hệ thống.

2017-06-07_17-49-09

Tùy chọn 2 gỡ bỏ ứng dụng mặc định và ứng dụng được tải về từ Store không bao gồm ứng dụng hệ thống.

2017-06-07_17-49-31

Tùy chọn 3 thêm lại ứng dụng mặc định đã gỡ bỏ ở tùy chọn 2

2017-06-07_17-56-10

Tùy chọn 4 xem danh sách gói cài đặt ứng dụng mặc định

2017-06-07_18-37-03

Tùy chọn 5 gỡ bỏ gói cài đặt ứng dụng mặc định

2017-06-07_18-37-32

Tùy chọn 6 gỡ bỏ vĩnh viễn gói tính năng hệ thống

2017-06-07_18-40-36

Tùy chọn 7 bật tính năng của Windows đang bị tắt

2017-06-07_18-58-12

Tùy chọn 8 tắt tính năng của Windows đang được bật

2017-06-07_18-59-32

Tùy chọn 9 bật service không chạy

2017-06-07_19-00-04

Tùy chọn 10 tắt service đang chạy

2017-06-07_19-00-25

Tùy chọn 11 tùy chỉnh

2017-06-28_15-05-16

Tùy chọn 12 sao lưu drivers, công cụ sẽ tự tạo thư mục mới tên DriversBackup được lưu trong thư mục cài đặt của công cụ Windows 10 Tweaker theo đường dẫn C:\Program Files\Windows 10 Tweaker (Win  64-bit) và C:\Program Files (x86)\Windows 10 Tweaker (Win 32-bit).

2017-06-28_15-09-31

Tùy chọn 13 dọn dẹp ổ đĩa hệ thống

2017-06-28_15-11-19

Tùy chọn 14 sao lưu - phục hồi hệ thống

2017-06-07_19-06-51

Tùy chọn 15 gỡ cài đặt phần mềm đã cài

2017-06-10_22-22-08

Tùy chọn 16 quản lý tài khoản người dùng

2017-06-28_14-50-45

Cám ơn các bạn đã sử dụng công cụ Windows 10 Tweaker.

81 lệnh Command Prompt thông dụng nhất trong Windows 10

Có thể nói , công cụ Command Prompt là một trong những công cụ không thể thiếu trong tất cả các hệ điều hành của Microsoft và nó đã trở thành một người bạn thân thuộc đối với người dùng Windows trong mọi thao tác trên máy tính , giúp người dùng có thể dễ dàng di chuyển đến mọi nơi trong hệ điều hành một cách nhanh chóng và dễ dàng với những dòng lệnh hết sức đơn giản và dễ nhớ .
Trong bài viết này , mình sẽ giới thiệu đến các bạn 77 dòng lệnh thông dụng nhất trong Command Prompt .
1
1/ Automatic Updates : wuaucpl.cpl

2/ Administrative Tools Control : admintools

3/ Add or Remove Program : appwiz.cpl

4/ Bluetooth Transfer Wizard : fsquirt

5/ Check Disk Utility : chkdsk

6/ Command Prompt : cmd

7/ Control Panel : control

8/ Computer Management : compmgmt.msc

9/ Device Manager : devmgmt.msc

10/ Disk Cleanup Utility : cleanmgr

11/ Date & Time properties : timedate.cpl

12/ Disk Management : diskmgmt.msc

13/ Display Properties : desk.cpl

14/ Driver Verifier Utility : verifier

15/ Files and Settings Transfer Tool : migwiz

16/ Firefox : firefox

17/ Folders Properties : folders

18/ Fonts : control fonts

19/ Fonts Folder : fonts

20/ Game Controllers ; joy.cpl

21/ Group Policy Editor : gpedit.msc

22/ Help and Support : helpctr

23/ Indexing Service : ciadv.msc

24/ Internet Connection Wizard : icwconn1

25/ Internet Explorer : iexplore

26/ Internet Setup Wizard : inetwiz

27/ Internet Properties : inetcpl.cpl

28/ IP Configuration (Delete DNS Cache Contests) : ipconfig /flushdns

29/ IP Configuration (Release All Connections) : ipconfig /release

30/ IP Configuration (Display Connections Configuration) : ipconfig /all

31/ IP Configuration (Refreshes DHCP & Re-Register DNS) : ipconfig /registerdns

32/ IP Configuration (Renew All Connections) : ipconfig /renew

33/ Keyboard Properties : control keyboard

34/ Local User & Groups : lusrmgr.msc


35/ Log You Out Of Windows : logoff

36/ Microsoft Access : msaccess

37/ Microsoft Word : winword

38/ Microsoft PowerPoint : powerpnt

39/ Microsoft Paint : mspaint

40/ Microsoft Movie Maker : moviemk

41/ Mouse Properties : main.cpl

42/ Nero : nero

43/ Network Connections : control netconnections

44/ Notepad : notepad

45/ Network Setup Wizard : netsetup.cpl

46/ On Screen Keyboard : osk

47/ Outlook Express : msimn

48/ Printers & Faxes : control printers

49/ Password Properties : password.cpl

50/ Power Configuration : powercfg.cpl

51/ Performance Monitor : perfmon.msc

52/ Registry Editor : regedit

53/ Remote Desktop : mstsc

54/ Removable Storage : ntmsmgr.msc

55/ Scanners & Cameras : sticpl.cpl

56/ System Configuration Editor : sysedit

57/ Sounds & Audio : mmsys.cpl

58/ Services : services.msc

59/ Scheduled Tasks : control schedtasks

60/ Shut Down Windows : shutdown

61/ Security Center : wscui.cpl

62/ System Information : msinfo32

63/ System Properties ; sysdm.cpl

64/ Task Manager : taskmgr

65/ User Accounts Control (UAC) : nusrmgr.cpl

66/ Windows Explorer : explorer 

67/ Windows Media Player : wmplayer

68/ Windows Magnifier : magnify

69/ Windows Management Infrastructure : wmimgmt.msc

70/ Windows Version : winver

71/ Windows Update : wupdmgr

72/ Windows System Security Tools : syskey

Bổ sung thêm một số lệnh dùng để thiết lập / tùy chỉnh Windows và Office :

- WINDOWS

73/ Nhập key : slmgr.vbs /ipk

74/ Kích hoạt key vừa mới nhập ; slmgr/ato

75/ Xóa key khỏi máy tính ; slmgr.vbs /upk

76/ Xóa key khỏi Registry : slmgr.vbs /cpky

77/ Đưa máy tính trở về trạng thái chưa kích hoạt :  slmgr.vbs /rearm

78/ Tạo tài khoản trong Windows : net username password /add

79/ Xóa tài khoản trong Windows : net user username /delete

80/ Kiểm tra những tài khoản có trong Windows : net users

- username là tên tài khoản của bạn , password là mật khẩu của tài khoản .

- OFFICE :

Dòng lệnh sau có chức năng kiểm tra bản quyền của Office mọi phiên bản mà không cần dùng đến bất kì công cụ check online nào . 

81/ cscript"C\Program Files\Microsoft Office\Office...\OSPP.VBS" /dstatus 

Thay thế dòng Office... bằng phiên bản Office mà bạn đang sử dụng :

     Phiên bản           Nhập vào cmd

a/ Office 2003    =>      Office 11

b/ Office 2007    =>      Ofice12

c/ Office 2010    =>      Office14

d/ Office 2013    =>      Office15

e/ Office 2016    =>      Office16  

Trên đây là 81 dòng lệnh Command Prompt thông dụng nhất mà mình đã chọn lọc để giới thiệu đến các bạn .