Hướng dẫn chi tiết hệ thống tên miền, email, DNS, chứng chỉ số miễn phí
Xin chào các bạn, trong bài viết lần này mình sẽ hướng dẫn các bạn đăng ký và sử dụng một loạt các hệ thống như tên miền, email, DNS và cả chứng chỉ số hoàn toàn miễn phí. Việc này giúp một số bạn có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thường được sử dụng nhưng không phải chi quá nhiều tiền để có được. Tất cả các bạn cần là dành một chút thời gian ra để đọc, tìm hiểu và đăng ký sử dụng cho riêng mình.
Đối với các công ty không có đủ kinh phí thì bài viết này cũng là một hướng dẫn đáng giá.
Các hệ thống miễn phí lần lượt sẽ được giới thiệu đầy đủ trong bài gồm:
- Tên miền miễn phí (freenom.com)
- Quản lý domain miễn phí (Dynu.com)
- Hệ thống email miễn phí (Yandex – miễn phí 1000 địa chỉ email cho 1 tên miền)
- Chứng chỉ số miễn phí (Wosign)
Có một lưu ý nho nhỏ lý do tại sao mình sử dụng Dynu.com để quản trị tên miền đó là vì Dynu.com hỗ trợ giải pháp Dynamic DNS miễn phí, phù hợp với rất nhiều người muốn sử dụng IP động của mình. Đối với các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang sử dụng IP tĩnh thì có quá nhiều lựa chọn, có thể sử dụng luôn quản trị DNS của dịch vụ tên miền hoặc các dịch vụ khác chẳng hạn như cloudflare.com
1/ Đăng ký tên miền miễn phí:
Để bắt đầu với tên miền, các bạn truy cập địa chỉ http://freenom.com và nhập tên miền muốn sử dụng.
Click Check Availability
Click Check Availability
Freenom sẽ liệt kê ra các tên miền tương ứng đang có sẵn, các bạn chọn tên miền phù hợp nhất cho mình. Có 5 tên miền miễn phí đó là .tk, .ml, .ga, .cf, .gq
Click Get it now
Click Get it now
Click nút Checkout để tiến hành thanh toán (miễn phí)
Chọn Use DNS, nhập IP tạm tương ứng với tên miền, chọn thời gian sử dụng tên miền (hết thời hạn sẽ có tùy chọn renew để sử dụng tiếp)
Click Continue để tiếp tục
Nhập email để xác nhận đăng ký tên miền
Freenom thông báo đã gửi mail xác nhận về địa chỉ email đã nhập ở phần trước. Các bạn truy cập email để click vào đường link xác nhận
Sau khi bạn click link xác nhận, các bạn nhập thông tin theo yêu cầu và click Complete Order để hoàn tất phần thanh toán
Hoàn tất, click vào nút Click here to go to your Client Area
Chọn mục My Domains để quản lý tên miền của mình
Tại danh sách tên miền, click chọn Manage Domain để tiếp tục
Ở đây thể hiện thông tin của tên miền như ngày đăng ký, ngày hết hạn sử dụng, trạng thái tên miền
Các bạn có thể click nút Manage Freenom DNS để quản lý các record DNS
Các bạn có thể click nút Manage Freenom DNS để quản lý các record DNS
Giao diện quản lý DNS. Ở đây do mình trong phần tới sẽ sử dụng dịch vụ quản trị DNS của Dynu.com do đó sẽ không nói nhiều ở phần này
Do đã chủ ý transfer phần quản trị domain sang Dynu.com do đó mình thiết lập DNS server trỏ về Dynu.com. Nếu bạn sử dụng dịch vụ Dynamic DNS khác thì làm theo hướng dẫn. Đối với IP tĩnh thì hiện tại có rất nhiều dịch vụ quản trị DNS, Cloudflare.com là một trong những dịch vụ rất tốt. Bạn có thể đăng ký để sử dụng.
2/ Dịch vụ Dynamic DNS và quản lý domain Dynu.com
Để sử dụng dịch vụ của Dynu.com, các bạn vào trang chủ đăng ký một account và làm theo các bước hướng dẫn dưới đây để quản trị domain từ freenom và cập nhật IP tự động.
Chắc chắn rằng bạn trỏ DNS server ở Freenom về máy chủ DNS của Dynu.com
Khi bạn đã đăng ký thành công tài khoản Dynu.com, các bạn đăng nhập tài khoản và chuyển đến trang quản trị Control Panel.
Ở đây các bạn chọn DDNS Services (dịch vụ Dynamic DNS)
Click nút Add để thêm tiên miền quản lý, ở đây trong bài này mình sử dụng vmblogs.cf
Nhập tên miền và click nút Add
Ở phần quản lý của mỗi tên miền có rất nhiều tùy chọn, các bạn có thể theo dõi địa chỉ IPv4, IPv6, nhập địa điểm quản lý, bật thông báo qua email…
Click DNS Records để quản lý các bản ghi DNS
Mình tạo sẵn một số record như A, CNAME và MX. Dynu cũng hỗ trợ rất nhiều loại record, sẽ rất tiện dụng về sau nếu ai đó có ý định dùng nhiều dịch vụ và hệ thống yêu cầu hỗ trợ.
Sau khi đã thiết lập các bản ghi DNS, các bạn có thể kiểm tra trạng thái tại mục Current DNS Status
Mình cũng test ping thử để xác nhận
Mình cũng test ping thử để xác nhận
Mục Manage Offline Settings giúp bạn thiết lập các thông báo khi hệ thống trục trặc hoặc offline. Rất tiện thay vì thông báo lỗi 404
Phần Location giúp bạn quản lý các địa điểm sử dụng. Ví dụ Home, CN1, CN2, Truso…Location này giúp xác nhận IP theo từng địa điểm khi các bạn thiết lập thông tin trên tool Dynu IP Update Client của Dynu
Cài đặt
Hoàn tất và chạy Dynu IP Update Client
Các bạn nhập chính xác tên truy cập, mật khẩu và địa điểm. Location mình có nói ở phần trước.
3/ Đăng ký hệ thống email miễn phí của Yandex.
Google Apps và Outlook của Microsoft đã từ lâu không cho đăng ký email miễn phí cho tên miền riêng, trên mạng hiện cũng có nhiều dịch vụ cho phép đăng ký tuy nhiên lượng tài khoản rất giới hạn. Tuy nhiên Yandex khá hào phóng khi cho phép bạn tạo email tên miền riêng lên đến 1000 tài khoản, một con số không nhỏ chút nào.
Ngoài email thì Yandex cũng có rất nhiều dịch vụ khác như Disk (lưu trữ 10GB cho mỗi tài khoản), Maps cho dịch vụ bản đồ, Translate…
Bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn đăng ký
Để đăng ký các bạn truy cập vào địa chỉ https://domain.yandex.com
Các bạn nhập tên miền và click nút Connect Domain
Để tiếp tục Yandex yêu cầu bạn login, click Login ở góc phải màn hình
Do chưa có tài khoản nên chúng ta click Registration để tạo một tài khoản
Nhập các thông tin cá nhân và số điện thoại di động để nhận mã xác thực.
Click Send code để nhận mã. Tuy nhiên mình Send 4-5 lần không nhận được tin nhắn nào cả. Đành phải dùng tùy chọn “I don’t have a mobile phone number” và phải nhập Captcha để xác nhận
Click Send code để nhận mã. Tuy nhiên mình Send 4-5 lần không nhận được tin nhắn nào cả. Đành phải dùng tùy chọn “I don’t have a mobile phone number” và phải nhập Captcha để xác nhận
Sau khi xác nhận hoàn tất click Register để tiến hành đăng ký.
Yandex sẽ tiến hành xác minh tên miền của bạn, ban đầu họ sẽ báo lỗi, tuy nhiên sẽ được xử lý nhanh
chóng.
chóng.
Có 3 cách để Yandex xác minh tên miền, có thể upload 1 file html lên web hoặc tạo bản ghi CNAME trong phần quản trị DNS. Ở đây mình chọn cách đầu tiên là tạo 1 file html như hướng dẫn.
Sau khi đã thực hiện như hướng dẫn (1 trong 3 cách), click nút Verify Domain Ownership để xác minh tên miền
File html mình tạo để Yandex xác minh tên miền
Mình cũng tạo một bản ghi MX theo hướng dẫn của Yandex để tiến hành xác minh MX record
MX record
Sau khi tạo như hướng dẫn, click nút Verify MX Record
Hoàn tất thủ tục
Nhập thông tin để tạo tài khoản email => click nút Add
Nhập thông tin để tạo tài khoản email => click nút Add
Giao diện khi hoàn tất
Sau khi đăng nhập bằng tài khoản mới tạo, Yandex sẽ yêu cầu bổ sung thông tin cá nhân cho tài khoản. Bổ sung theo yêu cầu, nhập mã Captcha và click Complete registration
Giao diện webmail của Yandex
Yandex webmail
Dịch vụ lưu trữ trực tuyến, mỗi tài khoản có được 10GB lưu trữ
Dịch vụ bản đồ
Dịch thuật, hỗ trợ đoạn văn, dịch website hoặc dịch từ hình ảnh.
4/ Đăng ký chứng chỉ số miễn phí Wosign
Wosign cung cấp chứng chỉ số miễn phí tương đối tốt, các trình duyệt hỗ trợ tốt trừ một số hệ điều hành di động cũ. Bên cạnh Wosign cũng có Let’s Encrypt tuy nhiên Let’s Encrypt chưa hỗ trợ tốt lắm cho Windows do đó trong bài này mình sử dụng IIS trên Windows Server là dùng chứng chỉ số của Wosign.
Để đăng ký Wosign miễn phí, các bạn truy cập địa chỉ https://buy.wosign.com/free
Nhập tên miền cần đăng ký chứng chỉ số, số năm, quốc gia, địa chỉ email
Khi bạn nhập địa chỉ email, click Send Email Verification để xác minh địa chỉ email, Wosign sẽ gửi mã xác nhận vào email do đó các bạn cần phải nhập chính xác.
Có mã xác nhận rồi các bạn nhập mật khẩu cho tài khoản Wosign, nhập mã Captcha và click Submit Request
Khi bạn nhập địa chỉ email, click Send Email Verification để xác minh địa chỉ email, Wosign sẽ gửi mã xác nhận vào email do đó các bạn cần phải nhập chính xác.
Có mã xác nhận rồi các bạn nhập mật khẩu cho tài khoản Wosign, nhập mã Captcha và click Submit Request
Sau khi hoàn tất các bạn click Domain Control Verification
Có thể xác nhận domain thông qua email hoặc upload file lên trang web, do tài khoản admin@vmblogs.cf mình đã tạo trước đó nên mình dùng luôn địa chỉ email này để Wosign xác minh.
Click Send verification email và nhập mã xác nhận Verification code
Nhập mã Captcha và click Verify Now
Click Send verification email và nhập mã xác nhận Verification code
Nhập mã Captcha và click Verify Now
Sau khi hoàn tất xác minh tên miền, Wosign sẽ yêu cầu bạn dán nội dung yêu cầu cấp chứng chỉ số CSR
Để tạo CSR trong IIS các bạn chọn server và click Server Certificates
Click Create Certificate Request
Nhập đầy đủ các thông tin, quan trọng nhất là common name.
Common name có thể là tên miền, tên miền con…Vd vmblogs.cf, chat.vmblogs.cf, fileshare.vmblogs.cf…
Common name có thể là tên miền, tên miền con…Vd vmblogs.cf, chat.vmblogs.cf, fileshare.vmblogs.cf…
Chọn Microsoft RSA SCHANNEL và bitlength là 2048 => click Next
Chọn nơi lưu certificate request CSR
Copy nội dung file CSR và click check CSR
Sau khi check xong click Submit để tiến hành
Chứng chỉ số của bạn đã hoàn tất, click download để tải về
Quay trở lại IIS và click Complete Certificate Request
Mở đường dẫn đến tập tin mà Wosign gửi về, đặt tên gợi nhớ và click OK
Click View để xem trước chứng chỉ số
Cấu hình Binding để cho phép truy cập https và sử dụng chứng chỉ số từ Wosign
Test thử trên máy client, thành công.
Như vậy mình đã hướng dẫn cho các bạn đầy đủ các cách thức đăng ký tên miền miễn phí, sử dụng tên miền này cho IP động thông qua dịch vụ Dynamic DNS Dynu.com, đăng ký hệ thống email và các tiện ích khác từ Yandex và hướng dẫn đăng ký chứng chỉ số miễn phí từ Wosign để sử dụng với IIS.
Chúc các bạn thành công.